Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím tại hộ gia đình

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI NHÍM THỊT TẠI HỘ GIA ĐÌNH

hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím thịt tại hộ gia đình, huong dan ky thuat nuoi nhim thit tai ho gia dinh, hướng, dẫn, kỹ, thuật, nuôi, nhím, thịt, tại, hộ, gia, đình

hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím thịt tại hộ gia đình chất lượng cao, bán sỉ lẻ hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím thịt tại hộ gia đình trên toàn quốc, phân phối hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím thịt tại hộ gia đình cho nhiều đại lý lớn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím thịt tại hộ gia đình cam kết giá rẻ nhất.

1. Chọn mua nhím giống

Người mua cần chú ý phải mua nhím ở những địa chỉ tin cậy, bảo đảm là loại nhím đã được thuần hoá, tránh mua phải nhím rừng vì nhím rừng rất khó chăm sóc và sinh sản.

2. Phân biệt nhím đực, nhím cái:

Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái. (Nhím tại cơ sở chúng tôi đã được đánh dấu và bấm lỗ tai)

Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2 – 3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là nhím cái.

3. Tỷ lệ đực cái:

Thường là 1 đực đi với 5-6 cái để nhanh chóng phát triển đàn giống.

4. Cách cho phối giống cho nhím

Nên cho con cái phối giống khi 10 – 12 tháng tuổi. Thời gian động đực thường kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Còn con đực củng nhảy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.

Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian 4 – 6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để trách nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực . Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết.

5. Thức ăn cho nhím

Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng…

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai.

6. Nước uống:

Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do.

Trung bình 1lít/5con/ngày. Nhím thương uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt.

7. Chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con. Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8 – 10cm, nghiêng khoảng 3 – 4/%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra… Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.

Nhím thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, ta có thể làm hang giả cho nhím bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 50 – 60cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng.

Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, xương hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý xương phải được luộc kỹ, bỏ hết gân, thịt và tuỷ.

8. Phòng bệnh cho nhím

Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh thông thường:

Bệnh ký sinh trùng ngoài da: do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.

Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…

9. Hiện tượng nhím không sinh sản

Nhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động duc, phối giống đẻ có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt ( có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái ), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.

10. Giá nhím:

Giá nhím giống tại cơ sở chúng tôi là 3 triệu/cặp, nhím đã được khoảng 3 tháng và có trọng lượng từ 2.5 – 3 kg/con. Giá nhím thịt tại cơ sở chúng tôi hiện tại giao động từ 300 – 320 ngàn/kg.

Mọi chi tiết về nhím thịtnhím giống vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0949 719 719 gặp A. Ngọc

Trở về trang chủ



Hỗ trợ trực tuyến

  Bán hàng
  0949719719

Quảng Cáo

Thống kế truy cập
Online 1
Hôm Nay30
Tổng truy cập1525663
Số IP Của Bạn44.192.26.226