Bài Thuốc Trị Bệnh Tim Mạch Từ Rùa

Dùng rùa trị bệnh tim mạch

 

       Theo Đông y bệnh lý mạch vành là một trong những nguyên do: khí huyết không lưu thông và gây nên đau đớn và tổn thương. Phép chữa là phải lưu thông khí huyết.  Theo Tây y, cơn đau thắt ngực vùng tim là do cơ tim không được cung cấp oxy, vì mạch vành đã bị tắc nghẽn không thông bởi các nguyên nhân co thắt, đọng mỡ, các cục máu đông,... Cách điều trị là chống co thắt mạch vành hoặc uống các loại thuốc để phá vỡ cục máu đông để chống nhồi máu cơ tim.

1.       Mô tả:

Rùa: là động vật bò sát, lưỡng cư, thường sống và ẩn nấp nơi có lá khô mục, hốc đá, hốc cây cạnh khe suối trên núi hoặc trong các đám ruộng, ven bờ đầm lầy nên gọi là rùa núi hoặc rùa đồng. Rùa có nhiều loại: rùa mây, rùa gối, rùa sao, rùa đá, rùa hộp, rùa vàng... dựa theo cách phân biệt màu sắc da, hình dáng, hoa văn trên mai rùa. Nói chung, loại rùa nào dùng làm thuốc cũng đều tốt cả. Tuy nhiên, cần phân biệt rùa khác với ba ba trong khi mua và dùng làm thuốc. Ba ba chân không có móng và ngón như rùa.  Mai baba mềm, đen láng và cũng không có hoa văn như rùa (xem ảnh).                                       

   Dây tơ hồng (thỏ ty đằng): Là loại dây leo không có lá, thân mảnh nhỏ và dài như sợi dây, sống bám vào thân cây khác, thường ở nơi gò đồi, dốc núi, lùm bụi cây dại. Dây thường có loại vàng và xanh. Dây tơ hồng có chất nhớt .

 Cây lục bát: Là loại dây leo, sống nơi gò đồi, dốc núi hoặc mọc cạnh các lùm tre... Thân cây xốp và sần sùi như dây bầu dây bí; Lá màu xanh đậm có nhiều đỉnh (từ 3-7 đỉnh lá); Hoa dạng hình loa kèn, có 5 cánh màu trắng, nhuỵ kín màu vàng lợt. Trái non có màu xanh, khi già có màu trắng phấn, phớt sang vàng và khi chín có màu đỏ rất tươi, to bằng ngón tay cái, không có vị và nhớt (chim chào mào rất thích ăn trái này).

  2.Vật liệu dùng cho một lần nấu với rùa:

      Rùa: 1 con, nặng từ 5-9 lạng. Dây tơ hồng một bó dài đủ buộc (quấn) hết con rùa. Cây lục bát (thân và rễ đã thái mỏng thành lát nhỏ) từ o,5 - 1 lạng. Hạt sen còn nguyên áo và tim (chồi); Gạo, đậu (xanh, đen,đỏ) mỗi thứ một nhúm nhỏ. 1 quả dừa xiêm.

3. Chuẩn bị:

      -  Trộn gạo, hạt sen, đậu xanh (tạm gọi phụ liệu) rửa sạch và ngâm khoảng 30 phút trước khi làm rùa để nấu nhanh chín hơn.

      -  Cho rùa vào thau nước lạnh, dùng bàn chải làm vệ sinh bùn đất trên mai, chân, cổ rùa.

      -    Đun sẵn nước sôi .

      -    Rửa sạch dây tơ hồng và cây lục bát.

      -    Cho nước dừa xiêm vào chén có miệng lớn để hứng tiết rùa.

4. Tiến hành làm:

Dùng thanh cây nhôm (giống cây đan áo len) bẻ cong như móc câu, lận ngoắc hàm dưới kéo cổ rùa ra khỏi mai, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ bẻ ngược đầu rùa ra phía sau trên mai, để rùa ngửa cổ và giữ chặt. Đặt sẵn chén nước dừa xiêm bên dưới, dùng dao cắt giữa cổ họng rùa (giống như cắt cổ gà vịt vậy), sau đó dốc ngược phần đuôi rùa lên để máu dồn xuống chỗ cắt mà chảy hết ra chén nước dừa xiêm.

         Khuấy đều tiết rùa với nước dừa xiêm và uống ½ , còn lại ½  để sau pha với mật rùa mà uống .

       - Cho rùa vào nồi nước sôi, ngâm đều rồi vớt ra, bóc sạch móng chân và lớp da bên ngoài. Chú ý không được rửa lại bằng nước lạnh, vì rửa lại nước lạnh thì rùa sẽ tanh.

       - Dùng dao chẻ đôi hai bên hông rùa tách riêng phần mai và yếm rùa. Dùng dao mỏng rạch và lóc thịt dọc theo yếm, tách mai và yếm ra.

       Rạch đến đâu thì tách ra đến đó. Tách yếm xong, cho vào nồi sạch (không được rửa lại rùa nữa). Dùng ngón tay moi từ từ hai bên hông rùa tách lấy bộ lòng ra, cẩn thận khéo làm vỡ mật rùa.

     -  Dùng bơm tiêm rút mật ra khỏi túi mật nằm trong lá gan, hòa chung với 1/2 tiết rùa còn lại và uống tiếp. Còn bộ đồ lòng ta lấy cả gan, tim, dạ dày...  Riêng dạ dày phải làm và rửa sạch bằng nước nóng. Sau đó cho tất cả vào bụng rùa với phụ liệu. Lấy yếm úp lên như lúc rùa sống, dùng dây tơ hồng buộc chặt rùa để khi nấu thì các phụ liệu trong bụng rùa không chảy ra ngoài.

     -  Cho rùa vào nồi (xoong nhôm, inox ...), đổ nước ngập con rùa. Cho cây lục bát vào nấu chung với rùa. Nấu bằng lửa than, thời gian từ 2- 4 giờ đồng hồ. Chú ý khi nấu luôn giữ cho mức nước ngang với rùa, bằng cách châm thêm nước nóng vào nồi. (Cách khác là: nấu nước cây lục bát và dây tơ hồng trước bằng nồi khác trước 15 phút, rồi lọc lấy nước nấu đó đổ sang nồi thứ 2 để nấu với rùa. Cách này vừa nhanh và sạch, nhưng hơi tốn kém nguyên liệu và dùng nhiều xoong nồi).

     - Vớt rùa ra, cắt dây. Lấy thịt và phụ liệu hòa với nước đang nấu, thêm gia vị vào và đánh nhuyễn thành cháo để ăn. Còn mai, yếm và dây tơ hồng cho vào nồi nấu lấy nước uống .

      Mỗi tuần làm một con, tiếp trong 3 tuần. Sau đó cách 1 - 2 tháng sau ăn tiếp. Tốt nhất nên sử dụng từ 3- 5 con là đủ.

      Rùa nuôi trong nhà bằng cách nhốt vào nơi khuất tối và ẩm ướt như góc nhà tắm, góc bếp, cạnh giếng... và cho rùa ăn các loại như chuối, đu đủ, cà chua, rau muống, cá thịt ... Rùa sống và phát triển tốt.

 

 

Theo Đông y, rùa còn có nhiều tên như kim quy, nguyên chư. Thịt rùa tính ôn (có tài liệu ghi bình, lương). Có nhiều tính năng công dụng được ghi trong các sách kim cổ đông tây: nói chung các bộ phận của rùa đều bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết khử ứ, mạnh gân cốt cơ nhục, trừ chứng nhiệt chưng. Dùng bồi dưỡng thần kinh, thể lực, lão hóa sớm, đi tiểu đêm nhiều, đái dầm, són đái, sa tử cung, lòi dom, trĩ ra máu, các bệnh viêm nhiễm ở bộ máy hô hấp (kể cả các loại lao), gan, thận, tiêu hóa, ngoài da (do huyết có nhiệt độc). Gần đây có nói đến tác dụng tăng cường miễn dịch, chống ung thư.

Nghiên cứu hóa học các sản phẩm của rùa có nhiều axit amin, chất khoáng, vitamin rất cần cho cơ thể có tác dụng dinh dưỡng và chữa bệnh cao.

Trong y văn cũng như trong thực tiễn cho ta thấy nên dùng rùa vàng (ở đầu, chân và đường viền các ô có màu vàng nhạt). Trọng lượng trung bình khoảng 500g đủ ăn một bữa. Dùng rùa sống khỏe mạnh không dùng rùa ốm yếu, đã chết. Để làm chín thịt rùa có lời khuyên nên hấp cách thủy, ninh, hầm nhừ. Thịt rùa có thể nấu đơn thuần với gia vị hoặc nấu cùng dược liệu có tác dụng chữa bệnh mong muốn. Nếu dùng lần đầu tiên chú ý thăm dò phản ứng của cơ thể nhanh, chậm, tốt, xấu...

Sau đây là một số công thức để áp dụng có trong y văn kim cổ.

Huyết rùa: Dùng huyết rùa với đường lượng vừa ăn. Ngày 2 lần. Mỗi lần 4 thìa. Chủ trị viêm phế quản khó thở, ho khan.

Để bổ máu chữa thiếu máu dùng được cả huyết rùa biển 100ml uống nóng. Tuần vài lần, không hạn chế liệu trình. Kinh nghiệm ở Bình Định dùng rượu huyết rùa tỷ lệ 2 huyết 1 rượu.

Thịt rùa: Dùng làm thức ăn và dược thiện để bổ dưỡng và chữa một số bệnh.

- Bổ thận âm, an thần, ích trí: Rùa vàng 1 con (khoảng 240g làm sạch), hoàng tinh 30g, thiên môn đông 24g, ngũ vị tử 9g, táo đỏ vài quả bỏ hột. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ. Nấu lửa to cho sôi rồi giảm lửa, nấu tiếp khoảng 2 tiếng cho nhừ nêm gia vị.

- Tư âm dưỡng huyết, ích tâm thận, bổ phế tạng: Thịt rùa 60g, bách hợp 30g, đại táo 10 quả bỏ hạt. Gia vị nấu chung. Ăn cái uống nước canh.

- Tư bổ can thận chữa đau lưng mỏi gối, tăng huyết áp: Thịt rùa 10g, đỗ trọng 1-15g. Nấu chung ăn thịt, uống nước canh, bỏ bã đỗ trọng.

- Tác dụng bổ thận ích tinh dưỡng huyết chữa người gầy yếu xanh xao thiếu máu, luôn mỏi mệt mất sức, sốt âm ỷ, ho lâu ngày: Thịt rùa 750g, chân giò heo hun khói 30g, thái miếng 2 thứ thịt trên xào rán phi hành mỡ gừng cho nhanh, cho vào nồi ninh chân giò để được canh hơi đặc, nêm mỳ chính, ăn cái uống nước canh.

- Chữa gân cốt nhức mỏi: Thịt rùa 1 con vừa phải. Bột thiên hoa phấn, câu khởi tử mỗi thứ 6g, hoa hòe 15g. Nấu chung cho nhừ. Ăn thịt rùa, uống nước canh.

- Lao phổi, ho ra máu: Rùa 1 con vừa phải làm sạch với sa sâm, bạch cập mỗi thứ 10g. Nấu chung ăn thịt rùa với canh. Hoặc sa sâm với đông trùng hạ thảo đều 10g.

- Già yếu thận hư gây đi tiểu nhiều lần ban đêm, són đái: Rùa 1 con vừa phải, một ít thịt chó nạc, gừng, hành, vỏ quýt, rượu, gia vị đủ dùng. Nấu sôi hạ lửa ninh nhừ ăn.

- Bổ thận tráng dương, bổ khí huyết: Thịt rùa 200g, thịt dê 200g, đảng sâm 12g, đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, rượu 20g, hạt tiêu bột 4g, đường phèn 15g, gừng 10g, hành, muối, mỳ chính.

Thịt thái nhỏ, thuốc cho vào túi vải. Xào qua thịt với rượu cho thơm chuyển sang nồi khác cùng các thứ còn lại nấu sôi nước rồi hạ lửa ninh nhừ ăn.

- Sa tử cung: Thịt rùa 120g thái miếng, thăng ma 12g cho vào túi vải. Nấu chung với 750ml nước, nấu sôi hạ lửa cho chín nhừ. Ăn thịt uống canh bỏ bã thuốc, ngày 2 lần.

- Ho dai dẳng kinh niên, phong thấp co quắp chân tay: Thịt rùa trộn men rượu, cất thành rượu uống.

Đầu rùa

- Chữa lòi dom, sa tử cung: Đầu rùa 2 cái sấy khô nghiền thành bột, chia 2 lần sáng tối. Uống với nước sôi liền 1 tuần.

- Bổ thận tráng dương: Đầu cổ rùa 1 cái phơi khô tán bột nấu với mỳ sợi, gia vị ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 ngày.

Chân rùa

Chữa đau mắt đỏ: 4 cái chân rùa, đường trắng lượng vừa phải. Chân rùa nấu thành keo, cho đường vào. Ăn ngày 1 thang, liền trong nhiều ngày.

Trứng rùa: Để bổ dưỡng nấu chín ăn, uống rượu trắng với một lượng vừa phải.

Gan rùa: Nấu chín ăn chữa chảy máu đường ruột, trĩ.

Chú ý: Bài viết này chỉ nói phần rùa làm thức ăn uống. Rùa có phần yếm rùa (dưới bụng rùa) tên quy bản là một dược liệu làm thuốc quan trọng của Đông y, không thuộc phạm vi bài này.

                                                                                 Nguồn sưu tầm nhé mọi người.

Nếu quý khách thấy bài viết hay và cu nhu cầu mua rùa thịt để chữa bệnh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0949 719 719 Gặp A. Ngọc. (lưu ý phải điện thoại đặt hàng trước vì hiện nay rùa rất hiếm)

 

 



Hỗ trợ trực tuyến

  Bán hàng
  0949719719

Quảng Cáo

Thống kế truy cập
Online 3
Hôm Nay30
Tổng truy cập1525659
Số IP Của Bạn44.192.26.226